Những cơn bão đã được đặt tên như thế nào?

00:27 Unknown 0 Comments

Mỗi cơn bão đều có tên gọi riêng, nhưng có bao giờ bạn thắc mắc tại sao chúng lại có tên như vậy và ai là người đặt tên cho chúng?
Bão Katrina 

Chỉ trong đầu tháng 9, hàng loạt cơn bão tấn công vùng biển nước Mỹ từ Harvey đến Irma và sắp tới là Katia và Jose. Ngoài việc phải chuẩn bị đối phó với những cơn bão lớn, các nhà khoa học còn phải đặt tên để tránh nhầm lẫn các cơn bão .
Trước những năm 1950, các cơn bão xuất hiện trên Đại Tây Dương thường được gọi tên một cách rất đơn giản là sắp xếp theo năm và thứ tự mà chúng xảy ra. Tuy nhiên, người ta phát hiện việc đặt tên như thế này không hiệu quả nhất là khi các cơn bão kéo đến cùng lúc khiến các nhà khí tượng gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình phân tích.
Chính vì thế, vào năm 1953, Cơ quan Khí tượng Hoa Kỳ bắt đầu sử dụng danh sách tên gọi của nữ giới thứ tự theo phiên âm để đặt tên cho các cơn bão. Thứ tự dựa trên bảng chữ cái tiếng Anh (alphabet). Đến năm 1978, người ta bắt đầu áp dụng tên gọi của nam giới. Một năm sau đó, chính sách sử dụng tên của cả hai giới để gọi những cơn bão được thông qua.
hình ảnh ngập lụt do ảnh hưởng của  bão Harvey làm chấn động nước Mỹ vài tháng vừa qua
tên 1 số cơn bão được đặt trong năm 2017
Cứ thế, mỗi năm các cơn bão lần lượt được đặt tên theo thứ tự và hệ thống này được sử dụng lặp đi lặp lại mỗi năm.  Tuy nhiên, điều đặc biệt là người ta không sử dụng 6 chữ cái Q, U, X, Y và Z cho việc đặt tên. Nếu một năm có hơn 21 cơn bão xuất hiện như năm 2005 thì tên của những cơn bão từ 21 trở đi sẽ có tên theo bảng chữ cái Hy Lạp.


Hiện nay, Đại Tây Dương có 6 danh sách tên bão, sẽ được sử dụng quay vòng. Nghĩa là danh sách tên bão được sử dụng trong năm 2017 sẽ được sử dụng tiếp vào năm 2023. Tuy nhiên, đối với các cơn bão gây ra thiệt hại quá lớn về con người lẫn của cải và môi trường sống, tên của chúng sẽ được loại ra khỏi danh sách tái sử dụng để không phải nhắc đến những ký ức kinh hoàng. Bão Sandy – nỗi kinh hoàng của miền đông nước Mỹ hay bão Katrina là những cái tên sẽ chỉ xuất hiện duy nhất 1 lần trong lịch sử tên gọi các cơn bão. Trong trường hợp đó, Tổ chức Khí tượng Thế giới (WorlMeteorology Organization) sẽ đưa ra những cái tên mới để thay thế.
Sự tàn phá của cơn bão Hải Yến 2013
Trường hợp những cơn bão di chuyển từ đại dương này sang đại dương khác thì tên gọi của chúng cũng thay đổi theo quy định của từng khu vực như bão Haiyan tiếng Trung hay Yolanda ở Phillipines và Hải Yến theo phiên âm Hán Việt.
Ngoài ra, mỗi đại dương trên thế giới có danh sách tên bão riêng. Ở Tây bắc Thái Bình Dương, bão lại được đặt tên theo động vật, chim, hoa, cây cỏ thậm chí là món ăn. Ở vùng Tây Thái Bình Dương (gồm 14 quốc gia), mỗi nước sẽ được đăng ký 10 cái tên và tên gọi sẽ được xoay vòng trong 5 danh sách. Tên của các cơn bão này không  được đặt tuần tự theo thứ tự bảng chữ cái, mà theo thứ tự chữ cái của tên các nước. Trước đây, cơn bão số 7, cơn bão Saola, lấy tên của một loài động vật quý hiếm của Việt Nam đã tràn vào Nhật Bản.


0 nhận xét: